Thứ Ba, 15 tháng 4, 2025

Ân hận của người đàn bà đốt mẹ con hàng xóm

TP HCMNguyễn Thị Thu Nga, 42 tuổi, liên tục khóc, bày tỏ hối hận khi bị đưa ra xét xử về hành vi phóng hỏa đốt hàng xóm bỏng nặng do bị chó nhà người này cắn.

Ngày 15/4, Nga bị TAND TP HCM xét xử về tội Giết ngườiHủy hoại tài sản.

Được dẫn vào phòng xử, Nga lầm lũi, thu mình trước bục khai báo. Thỉnh thoảng bị cáo quay xuống dưới khán phòng, rồi hướng mắt ra cửa tìm kiếm người thân nhưng không ai đến dự tòa.

Ngồi cách Nga vài dãy ghế, bà Oanh cùng 3 người con đến dự tòa với tư cách là bị hại. Họ nhiều lần nhìn Nga, ánh mắt đầy bức xúc.

Bị cáo Nguyễn Thị Thu Nga tại tòa hôm nay. Ảnh: Hải Duyên

Bị cáo Nguyễn Thị Thu Nga tại tòa ngày 15/4. Ảnh: Hải Duyên

Theo cáo trạng, Nga và bà Oanh là hàng xóm, sống trong con hẻm tại xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè. Tối 9/1/2024, Nga đi ra ngoài gọi chó nhà mình về thì bị chó nhà bà Oanh cắn vào bắp chân. Gia đình bà Oanh hỗ trợ Nga 960.000 đồng để đi chích ngừa 3 lần.

Sáng 4/2/2024, do vết thương vẫn bị đau, Nga đến yêu cầu hàng xóm hỗ trợ thêm tiền mua thuốc hoặc đưa đi bệnh viện khám. Bà Oanh nói Nga về lấy giấy chích ngừa thì mới chở đi.

Cho rằng bà Oanh có những lời lẽ "khó nghe", Nga đi mua 3 lít xăng, 6 cái bật lửa để trả thù. Về đến nhà, bà này đổ xăng sang bình nhỏ cất giấu trong balo treo trên xe máy rồi đi nhóm bếp củi ở bãi đất trống trước nhà nấu nước.

Nga tiếp tục sang nhà bà Oanh đề nghị đưa tiền cho mình mua thuốc hoặc chở đi bệnh viện. Anh Sang (con trai bà Oanh) nói "chích ngừa rồi mà, muốn gì nói một lần cho xong đi". Nga liền quay về lấy bình xăng tạt về phía anh Sang đang nằm trên võng rồi lấy hai cây củi đang cháy ở bếp ném vào khiến ngọn lửa bao trùm nạn nhân.

Anh Sang bật dậy cùng mẹ chạy ra ngoài kêu cứu. Lúc này, bên trong nhà bà Oanh còn có 3 người khác. Nghe tiếng tri hô họ kịp chạy ra ngoài thoát thân. Anh Sang được gia đình đưa đi cấp cứu bị thương tích 74%, bà Oanh bị thương tích 5%; một số tài sản bị cháy có giá trị 3,2 triệu đồng.

Trả lời HĐXX, Nga tỏ ra hối hận, liên tục khóc trong suốt phiên xử. Bị cáo cho biết vì lo sợ chó bị dại và do gia đình bà Oanh có lời lẽ thách thức nên mới thực hiện hành vi. Vì hòan cảnh khó khăn nên từ lúc gây án đến giờ bị cáo chưa bồi thường được cho gia đình bị hại.

Tuy nhiên, được thẩm vấn sau đó, bà Oanh cho rằng Nga khai không đúng, gia đình bà không thách thức. Bà nhiều lần nói bị cáo về lấy giấy chích ngừa sẽ đưa đi khám nhưng Nga không nghe. Bà cũng không ngờ bị cáo lại thực hiện hành vi như vậy.

Bà đề nghị tòa xét xử bị cáo theo đúng quy định của pháp luật và yêu cầu Nga bồi thường tổng cộng hơn 700 triệu đồng chi phí điều trị, khắc phục hậu quả vụ cháy...

Chủ tọa phiên tòa cũng lưu ý phía gia đình bị hại về việc cần tuân thủ các quy định trong việc nuôi vật nuôi trong khu dân cư. Chỉ vì xuất phát từ việc bị chó cắn mà dẫn tới vụ án là điều đáng tiếc.

Nêu quan điểm về vụ án, đại diện VKS cho rằng bị cáo đã chuẩn bị 3 lít xăng, 6 bật lửa... cho thấy có ý định muốn giết người đến cùng. "Việc nạn nhân không chết là nằm ngoài ý muốn của bị cáo. Hành vi phạm tội của bị cáo là đặc biệt nguy hiểm nên cần xử lý nghiêm", đại diện VKS nói, đề nghị HĐXX tuyên phạt Nga mức án 16-18 năm tù về tội Giết người; 2 đến 2 năm 6 tháng về tội Hủy hoại tài sản.

Tạt xăng đốt nhà hàng xóm vì bị chó cắn

Bị cáo Nguyễn Thị Thu Nga quỳ, chắp tay xin gia đình bị hại tha thứ khi nói lời sau cùng. Video: Hải Duyên

Bào chữa cho bị cáo, luật sư cho rằng hành vi của Nga một phần xuất phát từ lỗi của phía gia đình nạn nhân. Bị cáo lần đầu phạm tội, đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối hận nên đề nghị HĐXX giảm nhẹ một phần hình phạt.

Luật sư cũng đề nghị HĐXX xem xét việc bị cáo có dấu hiệu bệnh nền về tâm lý do ảnh hưởng của cuộc sống gia đình. Bị cáo dễ nổi nóng, khó kiểm soát về cảm xúc nên dù có chồng con nhưng họ đều không sống chung.

Nghe những lời bào chữa của luật sư, Nga lại bật khóc, từ chối quyền tự bào chữa.

Khi nói lời sau cùng, Nga xin phép tòa được nói vài lời với gia đình bị hại rồi quỳ xuống trước mặt bà Oanh, chắp tay, nói: "Con biết lỗi rồi, xin mở lòng tha thứ cho con". Nga cũng xin tòa xem xét cho cơ hội để cải tạo tốt sớm về với mẹ già và con.

Sau khi nghị án, HĐXX đánh giá hành vi của Nga gây hậu quả đặc biệt nguy hiểm với nhiều tình tiết tăng nặng như: phạm tội với 2 người trở lên; phương thức có thể làm chết nhiều người... Tuy nhiên, hậu quả vụ án có phần hạn chế nên tòa giảm nhẹ cho bị cáo một phần hình phạt.

Từ đó, tòa tuyên phạt Nga 16 năm tù về tội Giết người và 2 năm về tội Hủy hoại tài sản. Tổng hợp bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 18 năm tù và buộc bồi thường cho gia đình bị hại 717 triệu đồng.

Hải Duyên

Adblock test (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Bác sĩ xâm hại tình dục bệnh nhân bị tạm giữ

Hà NamVũ Duy Cương, bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa Hà Nội - Đồng Văn, bị Công an tỉnh Hà Nam tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi xâm hại tình dục.

Ngày 15/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Hà Nam cho biết đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ đối với Vũ Duy Cương, 34 tuổi, để điều tra về hành vi xâm hại tình dục.

Trước đó một ngày, Công an tỉnh Hà Nam tiếp nhận đơn tố giác tội phạm của một người phụ nữ về việc bị Cương sàm sỡ, xâm hại tình dục khi tới khám tại Bệnh viện đa khoa Hà Nội - Đồng Văn.

Trên trang Facebook cá nhân, nữ nạn nhân nói đã "phải trải qua một sự việc kinh khủng nhất trong cuộc đời". Vụ xâm hại khiến cô suy nghĩ nhiều dẫn tới đau đầu và không có tâm trí ổn định để làm việc.

Cũng theo người này, sau khi xảy ra vụ việc, cô có liên hệ tới bệnh viện để giải quyết nhưng không nhận được phản hồi.

Việt An

Adblock test (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2025

Giả câm 16 năm để gian lận trợ cấp người tàn tật

Tây Ban NhaMột phụ nữ đang đối mặt lao lý sau khi bị phát hiện đã giả câm 16 năm để không phải làm việc mà vẫn được hưởng trợ cấp từ công ty bảo hiểm.

Sự việc xảy ra năm 2003, khi người phụ nữ đang làm việc tại siêu thị ở Andalucía và bị một khách hàng tấn công. Sau vụ việc, cô được chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương và mất khả năng nói.

Sau khi xem xét trường hợp này, cơ quan an sinh xã hội đã cấp cho người này một khoản trợ cấp tàn tật vĩnh viễn. Nhưng vì đây là sự cố liên quan đến công việc nên công ty bảo hiểm được cho là phải chịu trách nhiệm về các chi phí.

Vào năm 2019, tức 16 năm sau vụ tấn công khiến cô này "mất khả năng nói", công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm chi trả các khoản trợ cấp khuyết tật của cô đã bắt đầu xem xét hồ sơ bệnh án.

Họ nhận thấy rằng không có bác sĩ chuyên khoa nào mà cô đến khám kể từ năm 2009 (bác sĩ nhãn khoa, bác sĩ chỉnh hình và bác sĩ da liễu) có ghi nhận tình trạng cấm khẩu.

Điều này được coi là bất thường. Vì vậy, công ty đã cử một nhóm bác sĩ đánh giá lại tình trạng của người phụ nữ này và ít nhất một bác sĩ tâm thần đã báo cáo các dấu hiệu có thể có của gian lận.

Nghi ngờ của một chuyên gia y khoa không đủ để mở vụ kiện chống lại người phụ nữ, vì vậy công ty bảo hiểm thuê một thám tử tư để theo dõi và thu thập thêm bằng chứng.

Sau một vài tuần, thám tử tư báo cáo rằng "người phụ nữ 'câm' vẫn nói chuyện bình thường trên phố, trò chuyện với những bà mẹ khác bên ngoài cổng trường, sử dụng điện thoại di động mà không gặp vấn đề gì".

Để chứng minh, một ngày nọ, thám tử tư đã tiếp cận cô trên phố và hỏi đường đến một cửa hàng bách hóa địa phương. Cô đã rơi ngay vào bẫy của anh ta, giải thích một cách nhiệt tình và rõ ràng.

Với bằng chứng cuối cùng này, công ty bảo hiểm đã có hành động pháp lý để chứng minh rằng họ không còn chịu trách nhiệm cung cấp các khoản trợ cấp khuyết tật nữa.

Vào tháng 1, Tòa án Công lý Tối cao Andalucía (TSJA) đã ra phán quyết có lợi cho công ty bảo hiểm, lập luận rằng bằng chứng được trình bày tại tòa là hợp lệ và không còn cần phải trả trợ cấp khuyết tật cho người phụ nữ này nữa.

Tại phiên xử, người phụ nữ yêu cầu tòa bác bỏ bản ghi âm của thám tử vì cấu thành "vi phạm rõ ràng các quyền hiến định của công dân". Song yêu cầu của cô bị tòa bác.

Sau phán quyết vào tháng 1, một án hình sự mới vừa được mở ra chống lại người phụ nữ này để xác định khoản tiền phạt mà cô sẽ phải trả vì đã nhận tiền trợ cấp bất hợp pháp cho một tình trạng tàn tật không tồn tại.

Công ty bảo hiểm xem xét kiện người phụ nữ này để đòi lại các khoản trợ cấp đã trả trong 16 năm.

Hải Thư (Theo Periódico, AS)

Adblock test (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Giám đốc Bảo hiểm xã hội ở Hưng Yên bị bắt

Ông Vũ Chí Toàn, Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Yên Mỹ, cùng cấp phó Hoàng Văn Hưng bị bắt với cáo buộc có sai phạm gây thiệt hại cho quỹ bảo hiểm y tế.

Ngày 14/4, Công an tỉnh Hưng Yên cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố, tạm giam ông Toàn (57 tuổi, Giám đốc BHXH huyện Yên Mỹ), ông Hưng (50 tuổi, Phó giám đốc BHXH huyện Yên Mỹ) cùng Nguyễn Thị Thu (53 tuổi, chuyên viên phòng Giám định Bảo hiểm y tế thuộc BHXH tỉnh Hưng Yên), Nguyễn Văn Dũng (41 tuổi, chuyên viên thuộc BHXH huyện Ân Thi), Nguyễn Hải Hà (37 tuổi, chuyên viên thuộc BHXH huyện Mỹ Hào) để điều tra về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Cùng vụ án, cơ quan điều tra đã khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú với Trần Thị Là (40 tuổi) và Nguyễn Thị Dung (41 tuổi) cùng là chuyên viên giám định thuộc BHXH huyện Yên Mỹ về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Việc khởi tố 8 bị can nằm trong quá trình mở rộng điều tra vụ án Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, xảy ra năm 2023 tại Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ.

Cảnh sát bước đầu xác định, trong quá trình thực hiện công tác giám định chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trung tâm y tế huyện Yên Mỹ đã có những sai phạm. Cụ thể, một số cán bộ, nhân viên thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội huyện Yên Mỹ được phân công nhiệm vụ, đã thực hiện không đầy đủ, không đúng với chức trách nhiệm vụ được giao. Từ đó để các bị can thực hiện hành vi sai phạm, gây thiệt hại cho quỹ bảo hiểm y tế.

Trước đó, tháng 10/2024, Công an tỉnh Hưng Yên đã khởi tố, tạm giam ba người ở trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ là ông Phan Trọng Đoàn, Phó giám đốc, ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa khám bệnh kiêm trưởng phòng kế hoạch nghiệp vụ, và bà Đỗ Thị Hồng Hải, Trưởng khoa Nội, để điều tra tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Công an xác định, năm 2023, các bị can Đoàn, Dũng và Hải đã có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn, chiếm đoạt tổng số tiền từ quỹ bảo hiểm y tế hơn 1,2 tỷ đồng.

Phạm Dự

Adblock test (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2025

Ba khu đất vàng của Tổng Công ty Chè bị 'sang tay' tư nhân thế nào

Hà NộiHơn 13.000 m2 đất tại TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng do Tổng Công ty Chè quản lý đã bị các cựu lãnh đạo chuyển nhượng, góp vốn trái luật, gây thiệt hại 38 tỷ đồng, theo cáo trạng.

Ngày 14/4, ông Nguyễn Thiện Toàn (cựu Tổng giám đốc Tổng Công ty Chè Việt Nam), ông Đặng Ngọc Cầm, Nguyễn Quốc Khánh và bà Trần Thị Hoa (đều là cựu thành viên HĐTV); ông Vũ Ngọc Tự (cựu Chủ tịch HĐTV); ông Đặng Văn Tới (cựu kế toán trưởng) và ông Bành Thương Trí (cựu Giám đốc Công ty Chè Sài Gòn) bị TAND Hà Nội xét xử về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

8 bị cáo tại phiên tòa mở hôm nay. Ảnh: Danh Lam

8 bị cáo tại phiên tòa mở hôm nay. Ảnh: Danh Lam

Ông Trần Hồng Điệp, cựu kiểm soát viên chuyên trách, bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Trước 2015, Tổng Công ty Chè Việt Nam (TCT Chè) là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đây là doanh nghiệp có các vườn chè năng suất, nhiều công nhân tay nghề cao, quy mô hoạt động về chè lớn nhất nước.

VKS xác định, doanh nghiệp được Nhà nước giao quản lý, sử dụng 11 cơ sở nhà đất tại TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình và Sơn La. Trong quá trình quản lý, sử dụng các khu đất trên, các cựu lãnh đạo đơn vị đã có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 38 tỷ đồng.

Khu đất 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa giao với đường Lý Chính Thắng, Quận 3 Tp HCM, hiện được trưng dụng làm quán ăn. Ảnh: Thanh Tùng

Khu đất 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa giao với đường Lý Chính Thắng, Quận 3 TP HCM, hiện được trưng dụng làm quán ăn. Ảnh: Thanh Tùng

Sai phạm tại 446 m2 đất vàng tại 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP HCM

Năm 2006, khu đất được thành phố giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng (sổ đỏ) cho Công ty Chè Sài Gòn với hình thức thuê đất, sử dụng đến hết 2020.

Năm 2013 TCT Chè lên phương án cổ phần hóa. Các khu đất vẫn là đất thuê trả tiền hàng năm, Công ty Chè Sài Gòn cổ phần tiếp tục được thuê đất và đứng tên sổ đỏ.

Nhưng khi đang cổ phần hóa, tháng 6/2015, ba ông Toàn, Khánh, Cầm bị cáo buộc ký nghị quyết thống nhất chuyển quyền sử dụng đất trong tương lai từ Công ty Chè Sài Gòn cho Công ty Sản xuất và kinh doanh GB TEA Việt Nam.

Ông Toàn ký các văn bản đề nghị TP HCM cho chuyển sang hình thức thuê đất thời hạn 50 năm trả tiền một lần và cho Công ty Chè Sài Gòn đứng tên trên sổ đỏ.

Tháng 11/2015, ông Toàn ký Giấy ủy quyền cho Bành Thương Trí, Giám đốc Công ty Chè Sài Gòn, ký hợp đồng vay tiền của Công ty GB TEA để nộp tiền thuê đất một lần cho cả 50 năm.

Ông Trí sau đó ký hợp đồng vay của GB TEA gần 30 tỷ đồng, cam kết chuyển quyền sử dụng đất cho GB TEA. Cùng ngày, công ty Chè Sài Gòn lấy tiền đó nộp ngân sách Nhà nước để trả hết nghĩa vụ cho khoản thuê đất 50 năm.

Một tháng sau, khu đất được Sở tài nguyên Môi trường cấp đổi sổ đỏ sang cho Công ty Chè Sài Gòn. Theo cáo buộc, năm ông Toàn, Cầm, Khánh, Trí và Tới (kế toán trưởng TCT Chè) không chỉ đạo hạch toán bổ sung số tiền này, không xác định tài sản này vào giá trị thực tế của doanh nghiệp khi cổ phần hóa.

Sau đó, dù chưa báo cáo, chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận, các lãnh đạo TCT Chè đã ký nghị quyết mang khu đất này đi góp vốn.

Ba ông Toàn, Cầm, Khánh tiếp tục ký phê duyệt cấn trừ công nợ 28 tỷ đồng với Công ty GB TEA. Kết quả, TCT Chè và GB TEA không còn bất cứ quyền lợi và nghĩa vụ gì với nhau, kể cả với khu đất, vốn được Nhà nước giao cho TCT Chè quản lý, sử dụng và thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê đất hàng năm.

Tháng 12/2015, TCT Chè chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Sau khi có thông tin về sai phạm của TCT Chè với khu đất này, ông Toàn được Bộ chủ quản yêu cầu báo cáo.

Nhưng sau đó, ông Toàn vẫn dùng khu đất này ký hợp đồng góp vốn với GB TEA, đề nghị TP và Sở Tài nguyên Môi trường cho chuyển nhượng và để GB TEA đứng tên sổ đỏ.

Song Văn phòng đăng ký đất đai TP HCM chưa xử lý hồ sơ này mà giữ lại sổ đỏ đã cấp cho Công ty GB TEA đến nay.

Sau khi bị thanh tra, TCT Chè khắc phục bằng cách hạch toán tăng tài sản vô hình số tiền vay để nộp tiền sử dụng đất 29 tỷ đồng và hạch toán đây là tiền phải trả lại GB TEA.

Giá trị quyền sử dụng khu đất thời điểm năm 2015 được xác định hơn 44 tỷ đồng, do đó thiệt hại từ sai phạm của các bị cáo là hơn 16 tỷ đồng, VKS xác định.

Khu đất của Tổng công ty Chè ở số 343 đường Trần Khát Chân, Hà Nội hiện đất chưa có công trình xây dựng, xung quanh dựng rào, được sử dụng để làm chỗ trông xe và rửa xe ôtô. Ảnh: Phạm Chiểu

Khu đất của Tổng công ty Chè ở số 343 đường Trần Khát Chân, Hà Nội chưa có công trình xây dựng, xung quanh dựng rào, được sử dụng để làm chỗ trông xe và rửa ôtô. Ảnh: Phạm Chiểu

1.500 m2 đất vàng tại Trần Khát Chân, Hà Nội

VKS xác định khu đất 1.500 m2 tại đường Trần Khát Chân được Hà Nội cho TCT Chè thuê 30 năm từ 1995, giá thuê 238.500 USD. TCT Chè được sử dụng tiền thuê đất trong 30 năm để góp vốn với Công ty Mulpa Haute Counture SDN.BHD của Malaysia để thành lập và kinh doanh khách sạn Hotel Indochine Hà Nội, ghi nhận nợ và hoàn trả tiền thuê đất theo quy định của Bộ Tài chính.

Tháng 7/1997, Hà Nội cấp sổ đỏ cho Công ty Liên doanh để xây dựng khách sạn và trung tâm đấu giá chè, thời hạn sử dụng 30 năm, đến 2025.

Do khó khăn trong thực hiện dự án, TCT Chè được Bộ chủ quản đồng ý cho chuyển nhượng quyền đầu tư. Theo đó, TCT Chè bán, quản lý, sử dụng tiền bán quyền đầu tư trong liên doanh theo quy định. Theo thẩm định, giá trị quyền đầu tư của TCT Chè là hơn 8,5 tỷ đồng.

Tháng 11/2010, ông Vũ Ngọc Tự khi đó là Chủ tịch cùng bà Trần Thị Hoa (thành viên) và ông Toàn (Tổng Giám đốc TCT Chè) phê duyệt giá chào chuyển nhượng quyền được đầu tư dự án, tối thiểu 8,5 tỷ đồng.

Bị cáo Toàn sau đó ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền đầu tư trong Liên doanh (quyền sử dụng khu đất 30 năm) cho Công ty Sông Châu với giá 10 tỷ đồng không qua đấu giá, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng và bán đấu giá tài sản Nhà nước.

VKS xác định, thực tế, TCT Chè đã góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê 30 năm, diện tích 1.500 m2 có giá thuê 238.500 USD vào liên doanh. Trong khi Công ty Mulpa Haute Counture SDN.BHD chưa góp 70% vốn theo hợp đồng đã ký.

Bị cáo Đặng Văn Tới khi đó là kế toán trưởng TCT Chè bị cáo buộc đã không hạch toán 238.500 USD này vào sổ sách; đồng thời hạch toán trái quy định 10 tỷ đồng tiền chuyển nhượng vào sổ sách kế toán của TCT Chè.

Hội đồng định giá xác định giá trị khu đất tháng 9/2011 là 31,5 tỷ đồng. Do đó, sai phạm của các bị cáo gây thiệt hại 21,5 tỷ đồng cho Nhà nước.

Khu đất công ty chè ở đường Chè Hương (nay là đường Đoàn Xá, phường Đông Hải I, quận Hải An) Hải Phòng, tháng 4/2025. Ảnh: Lê Tân

Khu đất công ty chè ở đường Chè Hương (nay là đường Đoàn Xá, phường Đông Hải I, quận Hải An), Hải Phòng. Ảnh: Lê Tân

Khu đất 11.635 m2 tại Hải Phòng

Cáo trạng xác định, năm 2006, khu đất hơn 11.000 m2 tại địa chỉ 44 đường Chè Hương (nay là đường Đoàn Xá, quận Hải An) được cấp sổ đỏ, giao cho Công ty Chè Hải Phòng (thuộc TCT Chè). Trong đó 10.765 m2 có thời hạn thuê 30 năm; 870 m2 được sử dụng lâu dài, dùng xây kho, xưởng.

Tháng 4/2009, TCT Chè xin cơ cấu lại vốn, sử dụng một số tài sản, đất đai để góp vốn thành lập công ty cổ phần.

Tháng 10/2009, TCT Chè góp vốn thành lập Công ty Nam Cường với một công ty và hai cá nhân khác. Trong đó, TCT Chè góp vốn bằng toàn bộ mặt bằng, quyền thuê 11.635 m2 đất và tài sản trên đất có trị giá 20,5 tỷ đồng; những người còn lại góp tổng 4,5 tỷ đồng.

Để chuyển nhượng phần vốn góp, Tổ thẩm định thuộc TCT Chè xác định giá trị công trình xây dựng trên đất là 5,9 tỷ đồng; giá trị quyền sử dụng 870 m2 đất là 2,7 tỷ đồng và đề nghị HĐQT phê duyệt giá trị 8,6 tỷ đồng để Tổng Giám đốc làm cơ sở đàm phán với các đối tác.

Tháng 6/201, ông Tự, Toàn và bà Hoa ký thoái vốn 10,5 tỷ đồng tại Công ty Nam Cường, chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần trên cho các cá nhân khác, tổng cộng 20,5 tỷ đồng không qua đấu giá.

Thời điểm tháng 11/2009, giá trị tài sản trên đất là 6,6 tỷ đồng và giá trị quyền sử dụng là 2,7 tỷ đồng, tổng 9,3 tỷ đồng. Do đó, VKS xác định hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho Nhà nước 711 triệu đồng.

Số phận 8 khu "đất vàng" còn lại của Tổng Công ty Chè

Theo VKS, với khu đất tại 126 Lạch Tray, TP Hải Phòng, kết quả định giá của Hội đồng định giá Sở Tài chính TP Hải Phòng xác định có thiệt hại 83 triệu đồng, không đủ yếu tố định lượng để xem xét trách nhiệm hình sự với các cá nhân có liên quan. Do đó, cơ quan điều tra kiến nghị thu hồi số tiền này cho Nhà nước.

Năm khu đất, gồm: kho Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội; khu đất tại Lương Sơn, Hòa Bình; ba khu đất tại bản Bó Nhàng, bản Chiềng Đi và vườn ươm Chiềng Đi, xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, đã bị HĐQT, Ban Tổng Giám đốc TCT Chè mang đi góp vốn, thoái vốn không qua đấu giá.

Cơ quan điều tra đã yêu cầu định giá tài sản nhưng Hội đồng định giá Sở Tài chính TP Hà Nội, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Sơn La từ chối định giá các khu đất trên nên không đủ cơ sở xác định hậu quả thiệt hại. Do đó, cơ quan điều tra kiến nghị thu hồi cho Nhà nước.

Hai khu đất tại số 59 An Bình, phường 6, quận 5, TP HCM và 12 gian tầng 1 nhà số 67 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội đang tranh chấp về dân sự. Tòa án đang thụ lý nên tiếp tục để các bên liên quan giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Năm 2015, TCT Chè Việt Nam chính thức chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần (Tổng Công ty Chè Việt Nam - CTCP). Theo đại diện doanh nghiệp, hành vi sai phạm của ba bị cáo trong vụ án đều được thực hiện với tư cách là thành viên HĐTV của Tổng Công ty Chè Việt Nam - Công ty TNHH Một thành viên.

Sau khi cổ phần hóa, các cá nhân này không còn là cán bộ của doanh nghiệp, Tổng Công ty Chè Việt Nam - CTCP không còn vốn nhà nước, không liên quan và không chịu trách nhiệm về những sai phạm diễn ra trong giai đoạn trước đó.

Thanh Lam

Adblock test (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Đề xuất lập 3 tòa phúc thẩm ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM

TAND Tối cao đề xuất thành lập 3 tòa phúc thẩm thuộc cơ quan này đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM.

Thông tin được nêu trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND sửa đổi.

Trong dự thảo, TAND Tối cao đề xuất tổ chức của ngành sẽ gồm TAND Tối cao; TAND tỉnh, thành phố; TAND khu vực; Tòa án quân sự (trung ương, quân khu, khu vực). Như vậy sẽ không còn TAND cấp quận, huyện.

Tòa phúc thẩm TAND Tối cao dự kiến sẽ phúc thẩm vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định của TAND cấp tỉnh chưa có hiệu lực pháp luật mà bị kháng cáo, kháng nghị. Cơ quan này cũng có quyền hạn kiến nghị Chánh án TAND Tối cao xem xét, kháng nghị bản án, quyết định của tòa phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện vi phạm hoặc có tình tiết mới.

Các nhiệm vụ khác của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao là tổng kết thực tiễn xét xử, đề xuất án lệ... Cơ cấu của cơ quan này sẽ có Chánh tòa, Phó chánh tòa, các thẩm phán...

Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất tăng số lượng thẩm phán TAND Tối cao từ 13 đến 17 người lên thành 23-27 người. Việc này nhằm bảo đảm đủ nguồn nhân lực giải quyết kịp thời, chất lượng với khối lượng công việc giám đốc thẩm, tái thẩm tăng thêm từ TAND Cấp cao chuyển về.

Phòng xử của Hội đồng 5 Thẩm phán TAND Tối cao tại tầng 1. Ảnh: Giang Huy

Phòng xử của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao tại tầng 1. Ảnh: Giang Huy

Cơ cấu TAND cấp huyện hiện nay thành TAND khu vực

Dự thảo của TAND Tối cao cũng đề xuất cơ cấu lại các TAND cấp huyện hiện nay thành TAND khu vực. Tên gọi được đặt theo tên đơn vị hành chính nơi đặt trụ sở và được đánh số thứ tự để phân biệt, hoặc tạo thuận lợi cho người dân dễ dàng nhận biết. Ví dụ: TAND thành phố Hà Nội, TAND khu vực 1 - Hà Nội.

Tòa khu vực có quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt đến 20 năm tù; xét xử sơ thẩm tất cả vụ án hành chính, dân sự...

TAND Tối cao đề xuất giao thẩm quyền giải quyết, xét xử sơ thẩm các vụ việc phá sản, sở hữu trí tuệ cho một số Tòa khu vực lớn đặt tại các tỉnh, thành phố là trung tâm kinh tế, tài chính đất nước.

Theo dự thảo, TAND khu vực sẽ có Chánh án, Phó chánh án, Chánh tòa, Phó chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên tòa án làm công tác thi hành án, Thư ký tòa án, công chức khác và người lao động.

Tòa khu vực dự kiến có các tòa chuyên trách như TAND cấp huyện hiện nay, đó là: Tòa Hình sự, Dân sự, Kinh tế, Hành chính, Gia đình và người chưa thành niên. Một số Tòa khu vực sẽ được thành lập Tòa Phá sản, Sở hữu trí tuệ.

Hệ thống TAND Việt Nam hiện chia làm 4 cấp gồm TAND Tối cao; TAND cấp cao; TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự các cấp gồm Tòa án quân sự Trung ương; Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Tòa án quân sự khu vực.

Ngày 12/4, Ban Chấp hành Trung ương đồng ý chủ trương kết thúc hoạt động của TAND cấp cao và cấp huyện; xác lập hệ thống tổ chức Tòa án thành ba cấp là Tối cao, tỉnh, khu vực.

Phạm Dự

Adblock test (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2025

Cô giáo bị tạm giữ vì hành hạ hai bé 20 tháng tuổi

Quảng NamCô giáo 30 tuổi bị cáo buộc cầm chân hai trẻ dốc ngược, dùng gậy đánh để các bé ngừng khóc khi ngủ trưa.

Tối 12/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp với cô giáo 30 tuổi, ở xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn để điều tra hành vi Hành hạ người khác, điều 140 Bộ Luật Hình sự.

Cảnh sát đọc quyết định tạm giữ hình sự đối với nữ giáo viên. Ảnh: Công an Quảng Nam

Cảnh sát đọc quyết định tạm giữ hình sự đối với nữ giáo viên. Ảnh: Công an Quảng Nam

Cô giáo là chủ nhóm trẻ gia đình Con Cưng được phép hoạt động với quy mô 7 trẻ trở lại. Ngày 11/4, Con Cưng nhận giữ trẻ 21- 24 tháng tuổi, do một mình cô này trực tiếp chăm sóc.

Cô giáo dùng một dụng cụ nhét vào miệng trẻ. Ảnh:Cắt từ video

Cô giáo dùng một dụng cụ nhét vào miệng trẻ. Ảnh:
Cắt từ video

Khoảng 11h00 cùng ngày, sau khi cho ăn xong, giáo viên cho trẻ ngủ trưa. Đến khoảng 11h55 có hai trẻ cùng 20 tháng tuổi thức dậy khóc. Dỗ một lúc không được, cô giáo đã có hành vi bạo hành để các bé ngừng khóc, đi ngủ.

Một phụ huynh có con bị đánh cho biết, mỗi ngày chủ cơ sở chỉ bật cho phụ huynh xem từ 7h đến 10h, tắt khi ăn và ngủ trưa, chiều mới mở lại. Tuy nhiên, trưa 11/4, cơ sở không tắt camera nên họ đã ghi lại được hình ảnh cô giáo cầm chân con, dùng một dụng cụ đánh liên tiếp. Cô giáo sau đó còn ấn dụng cụ này vào miệng. Ngoài bé này, bé còn lại bị bạo hành tương tự.

Video được phụ huynh phát tán trên mạng xã hội và trình báo công an xã. Tại cơ quan công an, nữ giáo viên đã thừa nhận hành vi.

Sức khỏe của hai bé hiện ổn định.

Đắc Thành

Adblock test (Why?)



Click help me: new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016